Giỏ hàng

Holy Trinity Của Các Nhà Sản Xuất Đồng Hồ Đeo Tay

Trong thế giới đồng hồ Thuỵ Sỹ cao cấp hiện nay, có rất nhiều thương hiệu có tiếng đang hoạt động. Trong đó kể từ giữa những năm 1970, ba thương hiệu lớn được xếp vào một nhóm chung gọi là "Holy Trinity". Holy Trinity là ba thương hiệu có bề dày lịch sử, có sự xuất sắc vượt trội trong các sản phẩm mà mọi nhà sưu tập đều nên biết về ba nhà sản xuất đồng hồ huyền thoại này.

Theo góc độ tôn giáo, "Holy Trinity" là Ba Ngôi chúa cao nhất: Chúa Cha, Chúa ConChúa Thánh Thần. Còn theo góc độ của ngành đồng hồ Thuỵ Sỹ thì Holy Trinity là thuật ngữ được sử dụng để chỉ về 3 trong số các công ty sản xuất đồng hồ lâu đời nhất thế giới. Họ là các thương hiệu được đánh giá cao nhất trong ngành sản xuất đồng hồ: Patek Philippe, Vacheron Constantin Audemars Piguet.

Ba tên tuổi lớn này đã luôn dẫn đầu trong ngành sản xuất đồng hồ, họ là những nhà sản xuất lớn nổi tiếng bởi những di sản lâu đời được để lại, những công nghệ được ứng dụng tiên phong và được hoàn thiện bởi những người thợ thủ công dày dặn kinh nghiệm nhất.

Pictured is a wrist wearing a Vacheron Constantin Fiftysix with a blue dial, ref. 4600E/110A-B487.

Pictured is a Vacheron Constantin Fiftysix ref. 4600E/110A-B487. Photo ATRI Vietnam.

Lịch sử của Vacheron Constantin

Vào ngày thứ Tư, ngày 17 tháng 9 năm 1755, một người thợ đồng hồ 24 tuổi gốc Geneva đang đi bộ trên khu phố dành riêng cho những người thợ thủ công tại quận Saint-Gervais ở hữu ngạn bờ sông Rhône. Tên anh ấy là Jean-Marc Vacheron. Đó là một ngày vô cùng quan trọng đối với anh ấy, bởi giống như bất kỳ một người thợ đồng hồ bậc thầy đáng kính nào đều phải trải qua, anh ấy sắp được nhận vào học việc. Anh là người con thứ sáu trong một gia đình giàu truyền thống trong ngành chế tác đồng hồ thủ công. 

Jean-Marc được người cha đưa tới theo học tại một “Học viện dành cho những kĩ nghệ đặc biệt kén chọn.” Tại đây, ông sẽ được học dưới sự dẫn dắt cực chất lượng và không hề có một sự giấu diếm nào, sau đó ông sẽ được làm việc toàn thời gian tại một xưởng kĩ nghệ cao dành cho đồng hồ tại một căn gác xép của một tòa nhà sáu tầng, nơi được thiết kế để có thể thu hút được nhiều ánh sáng ban ngày nhất có thể để phục vụ cho những công việc đầy tinh tế tỉ mỉ này. Jean-Marc cũng không thể ngờ tới việc ngày ông được nhận vào đây đã đánh dấu mở ra một triều đại hùng mạnh của ngành cơ khí chính xác tinh xảo này. 

Jean-Marc Vacheron, Swiss horologist and a founder of the Vacheron Constantin watch company

Vacheron Constantin's founder.

Với tờ giấy nhập học được viết tay cẩn thận thời đó, chúng ta có thể hiểu rằng đó được coi như một bằng chứng sơ khai nhất cho một thương hiệu Vacheron Constantin mà chúng ta biết đến ngày hôm nay. Với lịch sử được thành lập từ năm 1755, Vacheron Constantin không chỉ là một công ty lâu đời trong nhóm Holy Trinity và thương hiệu này còn nổi danh là một thương hiệu sản xuất đồng hồ lâu đời nhất thế giới. Thực tế rằng, nhiều thương hiệu tồn tại cho đến ngày nay đã có lịch sử thành lập rất lâu trước đó nhưng các thương hiệu đều trải qua những thời kì biến cố và những khoảng thời gian ngừng hoạt động. Khác biệt với các thương hiệu đó, Vacheron Constantin lại là thương hiệu hoạt động xuyên suốt không ngừng nghỉ kể từ những ngày đầu tiên thành lập. Có chung triết lý kinh doanh với hai thương hiệu khác trong nhóm Holy Trinity nên Vacheron cũng không thể thiếu những mẫu đồng hồ thể thao sang trọng trên chất liệu thép của riêng mình. 

Pictured are two hands holding a loupe and zooming into a Patek Philippe Annual Calendar ref. 5396G-014.

Pictured is a Patek Philippe Annual Calander ref. 5396G-014. Photo by ATRI Vietnam.

Lịch sử của Patek Philippe

Câu chuyện của thương hiệu huyền thoại bắt đầu khi Antoine Norbert de Patek bắt đầu công việc kinh doanh vào năm 1839, thời điểm đó ông bắt tay với người thợ đồng hồ mang tên François Czapek. Mối quan hệ của họ kéo dài khoảng sáu năm trước khi giải thể và sau đó Patek đã đi tìm người đồng hành mới. Câu chuyện lịch sử đã được viết tên khi Patek gặp một người mang tên Adrien de Philippe, người thợ đồng hồ nổi tiếng với hệ thống lên dây cót tay và hệ thống lên cót tay không cần khoá vặn (keyless winding). Công trình này của ông đã được trưng bày tại triển lãm Công Nghiệp (Industrial Exposition) năm 1844 tại Paris. Sau câu chuyện hợp tác này, tên công ty Patek, Philippe & Cie đã được đăng kí vào năm 1851 và hoạt động từ thời điểm này cho đến nay.

On the left is Jean Adrien Philippe and on the right is Antoni Norbert Patek, both horologistS and cofounders of Patek Philippe & Co. of Geneva, Switzerland.

Patek Philippe's two founders.

Patek Philippe được giới điệu mộ biết đến với các cơ chế hoạt động đặc biệt và tính thẩm mỹ vượt thời gian. Thương hiệu này càng trở nên nổi tiếng hơn khi đến đầu những năm 1970, nhà thiết kế vĩ đại Gerald Genta đã thiết kế ra Patek Philippe Nautilus, mẫu đồng hồ thể thao sang trọng bằng thép đầu tiên của thương hiệu. 

On the left is a vintage Patek Philippe Nautilus advertisement from 1982 and on the right is the famous Patek Philippe Nautilus advertisement from 1976.

Two famous Patek Philippe Nautilus advertisements from 1982 and 1976, respectively. 

Có thể nói răng Nautilus là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi cho Patek Philippe, cho tới ngày nay nó vẫn dân đầu là một sản phẩm chủ lực của nhà sản xuất Thuy Sỹ nổi tiếng này.

Pictured is a hand wearing an Audemars Piguet Royal Oak ref. 15451ST.ZZ.1256ST.03.

Pictured is a Audemars Piguet Royal Oak ref. 15451ST. Photo by ATRI Vietnam.

Lịch sử của Audemars Piguet

Vào năm 1881, sự hợp tác giữa hai người bạn độ tuổi đôi mươi Jules Louis Audemars Edward Auguste đã tạo ra thương hiệu Audemars Piguet & Cie. Thương hiệu đã xây dựng cửa hàng đầu tiên ở Le Brassus, địa điểm của khu vực hoạt động tích cực nhất của ngành đồng hồ Thuỵ Sỹ. Với thương hiệu Patek Philippe, công ty chỉ có duy nhất một thợ đồng hồ được đào tạo bài bản thì Audemars và Piguet lại là hai người thợ thủ công lành nghề. Mặc dù họ đều có tài năng không hề kém cạnh trong lĩnh vực sản xuất thủ công nhưng nhiệm vụ công việc đều được phân chia rõ ràng cho cả hai. Ông Piquet đảm nhận công việc quản lý doanh nghiệp trong khi Audemars giám sát khâu sản xuất đồng hồ.

On the left is Jules Louis Audemars and on the right isEdward Auguste Piguet , both horologists and cofounders of Audemars Piguet.

Audemars Piguet's two founders.

Audemars Piguet hiện nay được điều hành kinh doanh bởi nhà Audemars thế hệ thứ tư (hai người điều hành chính trong đó là Jasmine AudemarsOlivier Frank Edward Audemars) và vẫn đang tiếp tục ở trong bảng xếp hạng là một trong những thương hiệu đáng mơ ước và dễ nhận biết nhất trên toàn thế giới.

‌Vậy để được cả thế giới tôn thờ và đặt cho nhóm này cái tên “Holy Trinity” thì những thương hiệu lớn này đã để lại những thành tựu to lớn như thế nào? 

Pictured are three wristwatches (from left to right): Vacheron Constantin Fiftysix, Patek Philippe Complications Diamond Moon Phase ref. 5147G-001, Audemars Piguet Royal Oak 15500ST.

From left to right: Vacheron Constantin Fiftysix, Patek Philippe Complications Diamond Moon Phase ref. 5147G-001, Audemars Piguet Royal Oak 15500ST. Photo by ATRI Vietnam.

Ban biên tập của ATRI sẽ nhắc tên những “chén thánh” mà những thương hiệu đại thụ kia đã mang lại cho giới tinh hoa ngày nay. 

Tại nhà Vacheron Constantin

Vào năm 1977 nhà sản xuất đồng hồ kín tiếng này đã cho ra mắt phiên bản mã hiệu 222. Đây là một mẫu đồng hồ đến từ thương hiệu trong bộ tam Holy Trinity mà thiết kế không phải đến từ Gerald Genta như hai thương hiệu còn lại.

Pictured is a wrist wearing a Vacheron Constantin Historiques 222 ref. 4200H/222J-B935, photo by Aleksandar Mladenovic at Eqotime.

The Vacheron Constantin Historiques 222 ref. 4200H/222J-B935, Credit Eqotime.

Người đứng đằng sau thiết kế nổi tiếng của mẫu 222 này đó là ông Jorg Hysek - nhà thiết kế đồng hồ độc lập nổi tiếng người Đức. Ngoài thiết kế cho nhà Vacheron Constantin, ông còn là một nhà sản xuất đồng hồ nổi tiếng với thương hiệu của riêng mình. Một số thiết kế có danh tiếng của ông có thể nhắc đến như: bộ sưu tập Marine thương hiệu Breguet, bộ sưu tập Kirium thương hiệu TAG Heuer, bộ sưu tập Shanta của hãng Ebel, thiết kế AD 2000 của Dunhill và nhiều sản phẩm khác.

An original Vacheron Constantin 222 advertisement from 1977.

An original vintage Vacheron Constantin 222 advertisement from 1977, Credit Teddy Baldassarre.

Quá trình sản xuất phiên bản đồng hồ 222 đã được kéo dài cho đến giữa những năm 1980. Sau đó vào năm 1996, Vacheron đã phát hành phiên bản đồng hồ thể thao bằng thép mới mang tên Vacheron Constantin Overseas, được coi là phiên bản hậu duệ trực tiếp của mẫu 222. Phiên bản này là mẫu đồng hồ thể thao bằng thép thuộc nhóm Holy Trinity ra đời sau cùng nhưng mang lại cảm giác hiện đại hơn so với NautilusRoyal Oak.

Pictured is a Vacheron Constantin Overseas ref. 4500V/110R-B705 on a black logo Louis Vuitton trunk.

Pictured is a Vacheron Constantin Overseas Self-Winding In Full Pink Gold. Photo by ATRI Vietnam.

Một số thành tựu mang tính biểu tượng đặc biệt tinh xảo mà nhà sản xuất này đã đạt được có thể kể đến như:

  • Chiếc đồng hồ kháng từ tính đầu tiên: năm 1995 Vacheron Constantin đã cho ra mắt cải tiến về mẫu đồng hồ kháng từ tính với phiên bản chronograph bấm giờ có thang đo tốc độ hiển thị “tachymeter”
  • Bộ máy dây cót thủ công mỏng nhất thế giới: bộ máy calibre 1003 cấu thành bởi 117 chi tiết cơ khí và là cỗ máy mỏng nhất thế giới vào thời điểm năm 1955. 
  • Đồng hồ điểm chuông mỏng nhất thế giới: năm 1992, nhà sản xuất này đã cho ra mắt Calibre 1755 và đạt hai kỉ lục mới về bộ máy mang chức năng điểm chuông mỏng nhất thế giới.

Pictured is the case-back of a Vacheron Constantin Patrimony Minute Repeater ref. 30020-1992 showcasing the calibre 1755, photo credit from Christies.

The case back of a Vacheron Constantin Minute-repeating and perpetual calendar ref. 30020-1992, featuring the calibre 1755, Credit Christie's. 

Về tiêu chuẩn chất lượng, kể từ thời kì đầu nhà sản xuất này đã đóng góp một phần đáng kể vào Hiệp hội Geneva Seal và tiêu chuẩn này đặt ra những yêu cầu khắt khe chủ yếu trong khía cạnh hoàn thiện và đánh bóng các bộ phận chuyển động của máy móc. 

Pictured is the case-back of a Vacheron Constantin Harmony Dual Time ref. 7810S/000G-B142, showcasing the Geneva Seal.

The Geneva Seal featured on the case-back of a Vacheron Constantin Harmony Dual Time ref. 7810S/000G-B142. Photo by ATRI Vietnam.

Vào năm 2012, các tiêu chuẩn Geneva Seal được bổ sung và mở rộng bao gồm thêm các yếu tố về vỏ, mặt số và hiệu suất của đồng hồ trên cổ tay người đeo. Các chi tiết trên bộ máy được đánh bóng, hoàn thiện và trang trí ngay cả những nơi mà chủ nhân đồng hồ không thể nhìn thấy và chỉ được chiêm ngưỡng bởi những người thợ khi đi bảo dưỡng. Người ta ước tính rằng mỗi năm trong số 20 triệu chiếc đồng hồ được sản xuất tại Thuỵ Sĩ, chi có 24,000 chiếc mang dấu ấn Geneva trong mình và Vacheron Constantin vẫn luôn là nhà sản xuất trung thành với con dấu này.

Tại nhà Patek Philippe

Đến nay, trước sự chứng kiến của rất nhiều người yêu thích đồng hồ, chúng ta đều dễ dàng có thể nhận thấy nhà Patek Philippe đang sở hữu nhiều “chén thánh” nhất trong Holy Trinity.

Pictured are two Grand Complications Patek Philippe watches on a watch stand (from left to right): Patek Philippe Perpetual Calendar ref. 5327G-001 and Patek Philippe ref. 5961R-001.

Pictured on the left is a Patek Philippe Perpetual Calendar ref. 5327G-001 and the right is a Patek Philippe Annual Calendar Chronograph ref. 5961R-001. Photo by ATRI Vietnam. 

Chỉ cần nhắc tới thương hiệu này, rất nhiều người có thể đã có những cái tên rất quen thuộc đối trong giới sưu tầm như: Calatrava, Nautilus hay Aquanaut hay thậm chí có những người có thể đọc ra rất nhiều mã tham chiếu bao gồm 3 đến 4 kí tự của nhà Patek Philippe. Một trong những yếu tố rất dễ ăn sâu vào đầu của những người “đam mê” đồng hồ đeo tay. 

Ngoài bề dày lịch sử danh tiếng, Patek Philippe cũng nổi tiếng với nhiều phát minh và đóng góp cho sự đổi trong ngành công nghiệp chế tác đồng hồ:

  • Mẫu đồng hồ vạn niên đầu tiên: vào năm 1925, mẫu đồng hồ vạn niên đầu tiên được ra đời, đặt nền móng cho ngành đồng hồ xa xỉ.
  • Mẫu đồng hồ phức tạp nhất thế giới được sản xuất: Graves Supercomplication. Nó là mẫu đồng hồ hoạt động phức tạp nhất thế giới được sản xuất vào năm 1933 và bán với mức giá 24 triệu đô-la qua phiên đấu giá. 

The Henry Graves Supercomplication, sold agt Sotheby's $24,000,000 USD.

The Graves Supercomplication sold at Sotheby's in 2014 for $24,000,000 USD.

  • Mẫu đồng hồ đeo tay mang lịch thường niên đầu tiên: Mẫu đồng hồ mã hiệu 5035 lịch thường niên được ra mắt vào năm 1996. Tính năng lịch thường niên này giúp chủ nhân chỉ cần tinh chỉnh đồng hồ duy nhất một lần trong năm vào ngày cuối tháng hai.

‌Về tiêu chuẩn chất lượng, Patek Philippe đã gắn bó với chứng nhận Geneva Seal kể từ năm 1886, cách đây 137 năm. Thương hiệu đã đóng góp đáng kể vào giá trị cao quý của con dấu Geneva cũng như góp phần vào sự nổi tiếng cho Geneva Seal trên toàn thế giới.

Geneva Seal đã được thương hiệu gắn bó cho đến năm 2009 và thay thế bởi Patek Philippe Seal với hiển thị 2 chữ cái "PP" lồng vào nhau và đóng khung ngoài viền. Tiêu chuẩn mới này của Patek Philippe vẫn giữ nguyên các giá trị của Geneva Seal và thêm vào đó các tiêu chuẩn riêng của hãng, cao cấp hơn để mang đến những sản phẩm chất lượng nhất tới khách hàng trong thế kỉ 21.

The case-back of a Patek Philippe Calatrava ref. 5565a-001 showcasing the PP seal.

You can see the Patek Philippe Seal on the case-back of a Patek Philippe Calatrava ref. 5565A-001. Photo by ATRI Vietnam.

‌Tại nhà Audemars Piguet

Tương tự Patek Philippe và Vacheron Constantin, nhà Audemars Piguet cũng sở hữu một “chén thánh” mang tên Royal Oak được sáng tạo bởi Gerald Genta, nhà thiết kế tự do đã từng làm việc cho cả hai. Thiết kế đặc biệt này của Royal Oak đã thay đổi vận mệnh của thương hiệu và thay đổi khái niệm của ngành chế tạo đồng hồ Thuỵ Sỹ cho tới ngày nay. Vào thời điểm ra mắt, Royal Oak tự nhận diện bản thân là mẫu đồng hồ thể thao sang trọng, có thiết kế phá cách được bán với mức giá cao nhưng vẫn vô cùng được săn đón.

Pictured are two Audemars Piguet watches on a watch stand (left to right): Audemars Piguet Royal Oak ref. 67650ST and an Audemars Piguet Royal Oak Chronograph ref. 26315ST.

Side by side: an Audemars Piguet Royal Oak ref. 67650ST and an Audemars Piguet Royal Oak Chronograph ref. 26315ST. Photo by ATRI Vietnam.

Ngày nay, Royal Oak vẫn là một dòng sản phẩm được vô cùng yêu thích của thương hiệu. Nhắc đến Audemars Piguet người ta sẽ nghĩ ngay đến Royal Oak, kể từ sau Royal Oak thương hiệu có rất nhiều dòng sản phẩm được ra mắt nối tiếp như: Royal Oak Offshore, Royal Oak Concept đều có nguồn gốc ý tưởng được lấy từ Royal Oak. Mặc dù Audemars Piguet trước đây có nhiều bộ sưu tập như Jules Audemars, Millenary với thiết kế lệch tâm và thiết kế hình tròn elip đặc biệt nhưng ngày nay Audemars Piguet tập trung bán chủ yếu vào dòng sản phẩm chủ lực Royal Oak. Tuy rằng không còn đa dạng các dòng sản phẩm nhưng kĩ nghệ chế tác của Audemars Piguet vẫn luôn là một quy chuẩn mà các thương hiệu khác phải coi trọng.

Pictured is an Audemars Piguet Millenary 4101 ref. 15350ST.

The Audemars Piguet Millenary 4101 showcased a fusion of contemporary and techinical finese, though it has now been discontionued. Photo by ATRI Vietnam.

Tuy gia đình nhà Audemars không hề có mặt trong những hiệp hội như Geneva Seal, thì tất cả những người đã từng trải nghiệm hay sở hữu những chiếc đồng hồ đến từ thương hiệu này đều phải lặng lẽ gật đầu tán thưởng cho những gì mà họ đã để lại cho người sưu tầm ngày nay. 

Audemars Piguet đã tự đặt ra những quy trình xét duyệt nghiêm ngặt nhất về chất lượng và thẩm mỹ cho những sản phẩm của mình, cộng với số lượng sản xuất rất ít, chưa kể đến rất nhiều những mẫu đồng hồ chất lượng và hiếm có để lại nhân loại ngày nay.

  • Bộ máy lặp phút đầu tiên được hãng xây dựng vào năm 1892 để hỗ trợ cho người khiếm thị xem giờ và là một thành tựu lớn giúp thương hiệu có chỗ vị trí trong ngành sản xuất.
  • Đồng hồ đeo tay nhảy giờ đầu tiên (first jumping hour wristwatch): cơ chế này được phát minh vào năm 1921, hoạt động hiển thị giờ nhảy sang giờ tiếp theo ngay khi kim phút chỉ đến số 60.
  • Đồng hồ Skeleton xuyên thấu đầu tiên: cơ chế này được sáng chế vào năm 1934, phô trương các hoạt động bên trong máy móc của đồng hồ và vẫn còn được ứng dụng trên nhiều mẫu đồng hồ cho đến ngày nay.

Pictured is an Audemars Piguet Royal Oak Openworked Extra-Thin ref. 15204OR on a black watch stand.

An Audemars Piguet Openworked Extra-Thin ref. 15204OR. Photo by ATRI Vietnam.

  • Audemars Piguet ra mắt cỗ máy Tourbillon tự lên dây có mã hiệu calibre 2870 vào năm 1986. Đây không chỉ là chiếc đồng hồ Tourbillon tự lên dây đầu tiên, mà còn là chiếc tourbillon nhẹ nhất từ trước đến nay, chỉ nặng 0,134 g nhờ bộ lồng chuyển động cực nhỏ bằng titanium. Và vào thời điểm đó, nó là chiếc đồng hồ Tourbillon mỏng nhất, chỉ dày  4,8 mm khi tính cả thân vỏ.

“Holy Trinity” đã cùng nhau đi một chặng đường rất dài trên thương trường và trải qua những thăng trầm. 

Kể tới đây, có lẽ đã là “hơi” dài cho một bài viết, nhưng thực sự chưa thể nào đủ cho những gì mà bộ Tam này đã làm được cho những người đam mê. 

Khi thế giới có rất nhiều chuyển biến không ngừng nghỉ, kĩ thuật ngày càng tân tiến và rồi chiếc đồng hồ Quartz (thạch anh) ra đời, nó đã tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn trong ngành chế tác đồng hồ cơ khí. Rất nhiều những thương hiệu lớn cũng đã phải xin đầu hàng trước một bộ chuyển động nhỏ gọn, tốn ít công sức của con người và có phần đáng tin cậy hơn ở một khía cạnh nào đó... và khiến nhiều nhà sưu tập mất niềm tin vào cuộc chơi sưu tầm lâu dài. 

The perpetual calendar models that pushed the Holy Trinity away from the Quartz Crisis (from left to right): Audemars Piguet Perpetual Calendar ref. 5548, Vacheron Constantin Perpetual Calendar ref. 43031 and Patek Philippe Perpetual Calendar ref. 3940.

Từ trái sang phải: những mẫu “Lịch Vạn Niên” của ba nhà Holy Trinity với mã tham chiếu 5548, 43031, và 3940.

Để đáp lại những hi vọng và mong đợi này, ba “cây đại thụ” này đã cùng nhau ganh đua để tạo ra những cỗ máy “Lịch Vạn Niên” mỏng nhất và hiệu quả nhất vào thời điểm những năm 1970s và đầu năm 1980s. 

Việc cho ra đời những mẫu lịch vạn niên siêu mỏng này mang lại hơi thở hoàn toàn mới cho ngành công nghiệp đồng hồ đeo tay cơ khí và vực dậy niềm tin của các nhà sưu tầm. Dưới góc nhìn của ATRI, chúng tôi nghĩ rằng sự kiện này đã làm nên một “Holy Trinity” của thế kỷ 20 mà gần như trong chúng ta không ai có thể phủ nhận được điều này. 

Vậy chúng ta có thể dự đoán được những tên tuổi mới đang trên con đường trở thành một “Holy Trinity hay Holy Quaternity” tiếp theo? 

The new holy quaternity (from left to right):  F.P.Journe Chronomètre à Résonance, Roger Dubuis Hommage, H. Moser & Cie Endeavour Centre Seconds and  A. Lange & Söhne Lange 1 Perpetual Calendar Tourbillon.

The new Holy Quaternity (from left to right):  F.P.Journe Chronomètre à Résonance, Roger Dubuis Hommage, H. Moser & Cie Endeavour Centre Seconds and  A. Lange & Söhne Lange 1 Perpetual Calendar Tourbillon.

Ngoài ba thương hiệu lớn kể trên, ngày nay thế giới đồng hồ đang được mở rộng và cuộc đua top đầu đang trở nên gắt gao hơn bao giờ hết. Đã có nhiều ý kiến trái chiều rằng nhóm Holy Trinity nên được đặt ra quy chuẩn mới hoặc có thể mở rộng thành nhóm "bộ tứ" khác. Theo quan điểm mang tính chất tham khảo của ATRI, nếu thế giới đồng hồ chấp nhận một nhóm "bộ tứ" mới trong ngành đồng hồ, chúng nhất định phải có một vài thương hiệu xa xỉ được kể tên: 

  • A.Lange and Söhne
  • F.P Journe 
  • Roger Dubuis
  • H.Moser & Cie

ATRI xin được nêu tên 4 thương hiệu này để quý khách và quý độc giả có thể suy ngẫm và lựa chọn thêm nhé. 

Chúng tôi chọn ra những cái tên sáng giá này không phải để muốn bắt đầu một cuộc tranh cãi mà chỉ đơn thuần là chúng tôi thực sự trân trọng những gì mà các thương hiệu này đang đầu tư cho tương lai của những “đứa con” của họ. Có lẽ không cần thiết phải có một hiệp hội đứng ra để công nhận những gì mà họ đã mài giũa cho sản phẩm của họ, mà chính con mắt của quý khách và quý độc giả cũng có thể kiểm chứng được. 

Pictured is a F.P.Journe Tourbillon Souverain in rose gold with a salmon dial.

A rose gold F.P. Journe Tourbillon Souverain with a champagne dial. Photo by ATRI Vietnam.

Cụ thể hơn, F.P Journe là nhà chế tác và sản xuất đồng hồ độc lập và rất hạn chế có một nền móng vững chắc tại nước Pháp tươi đẹp, cội nguồn của những bậc thầy trong ngành cất giữ thời gian. Ông tập trung tạo ra các sản phẩm mang lại hiệu suất cao và bền bỉ, thiết kế độc đáo độc nhất cùng kĩ thuật chế tác thủ công đặc biệt tinh xảo. ATRI rất mong muốn họ sẽ được mọi người suy xét để đưa ứng cử viên sáng giá này vào danh sách.

Pictured is a Roger Dubuis Excalibur MT Cobalt Blue ref. DBEX0838.

A skeleton calibres by Roger Dubuis, the Excalibur MT Cobalt Blue Dial. Photo by ATRI Vietnam.

Tiếp kế đến là Roger Dubuis, một thương hiệu đến từ Thụy Sĩ có tuổi đời còn trẻ nhưng cũng dạn dày kinh nghiệm, cùng những đường lối marketing rất táo bạo và đổi mới trong ngành. Được thành lập bởi chính ông Roger Dubuis và Carlos Dias vào năm 1995, thương hiệu này đã tìm được sự chú ý của Hiệp hội Geneva Seal và họ chắc chắn phải đạt đầy đủ những quy chuẩn chất lượng cho sản phẩm của mình để có được con dấu mà Vacheron Constantin đang có. Roger Dubuis khiến hình ảnh chiếc đồng hồ của họ ăn sâu vào tâm trí của nhiều người yêu thích và theo dõi ngành này bởi những dòng sản phẩm rất đặc trưng khó có thể nhầm lẫn như Hommage, Sympathie hay Excalibur. 

Pictured is a hand wearing an A. Lange & Söhne Lange 1 Moonphase with a black dial.

Pictured is an A. Lange & Söhne Lange 1 Moonphase. Photo by ATRI Vietnam.

Bên cạnh đó, A.Lange & Söhne là một “gã khổng lồ” đã từng ngủ say và đang trên đà thức giấc đến từ nước Đức, họ có trụ sở tại Glashutte, được thành lập vào 1845 và nổi tiếng với bộ sưu tập như Datograph, 1815 hay Lange 1. Những sản phẩm được ra mắt bởi thương hiệu này luôn tập trung vào các chi tiết cầu kì, chất lượng tuyệt vời và khả năng chế tác thủ công tinh xảo. Ngoài việc duy trì số lượng vô cùng hạn chế, A. Lange & Söhne được nhìn nhận là biểu tượng của sự tinh tế và đẳng cấp trong thế giới đồng hồ xa xỉ.

Pictured is a H. Moser & Cie. Endeavour Concept Minute Repeater ref. 1903-0500.

Pictured is a H. Moser & Cie Endeavour Concept Minute Repeater ref. 1903-0500. Photo by ATRI Vietnam.

H. Moser & Cie là một công ty chế tác và sản xuất đồng hồ đeo tay được ông Heinrich Moser thành lập vào thế kỷ 19, người sinh ra trong một gia đình thợ đồng hồ đến từ Schaffhausen ở Thụy Sĩ. Ông mở rộng kinh doanh sang St. Petesburg, Nga vào những năm 1820s và thành lập Moser với một slogan ngắn gọn và đi vào lòng người – “Very Rare”.. họ như một thương hiệu tượng trưng cho sự hiếm có, chất lượng vượt trội, sự sang trọng và chế tạo đồng hồ rất đáng tin cậy.. Không thể không kể đến mức giá mà họ mang tới tay người sưu tầm thật sự rất êm ái để sở hữu những chi tiết mặt số độc nhất, một bộ chuyển động được sản xuất và hoàn thiện khép kín, cầu kỳ tinh xảo và thân vỏ đậm chất “Moser” khó có thể nhầm lẫn trên những dòng sản phẩm nổi trội như Pioneer, Steamliner và Endeavour. 

Pictured are three wristwatches (from left to right): Vacheron Constantin Fiftysix, Patek Philippe Complications Diamond Moon Phase ref. 5147G-001, Audemars Piguet Royal Oak 15500ST.

From left to right: Vacheron Constantin Fiftysix, Patek Philippe Complications Diamond Moon Phase ref. 5147G-001, Audemars Piguet Royal Oak 15500ST. Photo by ATRI Vietnam.

ATRI chúng tôi đánh giá rằng hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ hoàng kim thứ hai của đồng hồ xa xỉ. Thời kì hiện nay đang có rất nhiều nhà sản xuất đứng dưới 3 thương hiệu này và họ đã và đang cố gắng không ngừng với từng bước phát triển lớn. Họ có những ưu thế về công nghệ, kĩ năng hoàn thiện thủ công tỉ mỉ cũng như những dòng sản phẩm đặc trưng riêng. 

Tuy vậy, chúng ta vẫn phải cám ơn đến những "ông lớn" thuộc Holy Trinity đã đi tiên phong trong rất nhiều năm. Quãng thời gian dẫn đầu trong ngành sản xuất đồng hồ họ đã thiết lập ra các tiêu chuẩn cao cấp nhất cho ngành chế tạo đồng hồ cơ khí và đã góp phần nâng cao chất lượng hoàn thiện cho đồng hồ đeo tay như ngày nay.